Tần số là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thu phát sóng vô tuyến của các thiết bị công nghệ hiện đại. Không chỉ riêng với bộ đàm mà bất cứ loại máy nào cũng thế, việc cân nhắc lựa chọn dải tần số VHF hay UHF sẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy UHF là gì? VHF là gì? Nên sử dụng VHF và UHF trong các trường hợp như thế nào? Hãy theo dõi thông tin bài sau đây để làm rõ.
UHF là gì? VHF là gì?
UHF hay sóng UHF là từ viết tắt của Ultra-High Frequency, là dải tần số cực cao nằm trong khoảng từ 300MHz - 3GHz. UHF còn được gọi với cái tên là băng tần decimet hoặc sóng decimet bởi nó có bước sóng nằm trong khoảng từ 1 - 10 decimet, tương ứng là từ 10cm đến 1m.
Tương tự, VHF hay sóng VHF là từ viết tắt của Very High Frequency, là dải tần số vô tuyến rất cao nằm trong khoảng từ 30 - 300 MHz.
Việc phân bổ tần số UHF và VHF được thực hiện bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Thông thường, chúng sẽ bị ảnh hưởng và ngăn chặn bởi những vật thể lớn như đồi núi, tòa nhà cao, cây cối,...nên được hạn chế sử dụng ở khoảng không gian rộng. Bù lại, các loại sóng này lại có khả năng truyền tốt và có thể vượt qua bức tường nên được ứng dụng tốt trong nhà.
Sự khác nhau giữa tần số UHF và VHF là gì?
UHF và VHF có một số điểm khác biệt như sau:
Tần số UHF, VHF trên bộ đàm cầm tay có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Tần số VHF: ứng dụng cho bộ đàm cầm tay tiện dụng, thiết kế đơn điệu hơn mẫu bộ đàm tần số UHF. Sử dụng ít tốn pin hơn và giá thành rẻ hơn.
- Tần số UHF: cũng ứng dụng cho micro không dây, thiết kế đẹp hơn bộ đàm tần số VHF. Dải tần số lớn hơn micro tần số VHF nên dùng ổn định, hạn chế nhiễu và hú. Phạm vi sử dụng rộng, dùng tốt khi có nhiều vật cản. Dải tần số đa dạng, sử dụng không lo trùng sóng.
Nhược điểm
- Tần số VHF: có dải tần số chỉ 150 - 216 Mhz nên bộ đàm dùng dễ bị nhiễu, hú hơn. Phạm vi sử dụng hẹp, hoạt động tốt ở nơi trống trải, có vật cản dễ bị ngăn cách.
- Tần số UHF: tốn nhiều pin hơn bộ đàm tần số VHF nên cần dự trữ thêm pin để đáp ứng nhu cầu sử dụng và có giá thành gấp đôi bộ đàm tần số VHF.
Dải tần số
- VHF được trang bị cho các thiết bị hiện đại, lựa chọn từ 136 - 174 MHz
- UHF lại có dải tần số từ 400 - 512 MHz
Phạm vi truyền tải cùng công suất
- Trong môi trường ít vật cản, sóng VHF sẽ truyền đi xa hơn nên có cự ly liên lạc hơn sóng UHF.
- Trong môi trường nhiều vật cản, UHF cho cự ly liên lạc tốt hơn nhờ khả năng xuyên vật cản tốt hơn VHF.
Đặc điểm không gian
- VHF phù hợp với công tác liên lạc trên biển, nông thôn, nơi có địa hình bằng phẳng, thông thoáng,...
- UHF thường ứng dụng tốt với các khu vực tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng, rừng rậm,...
Phạm vi liên lạc và cách tính khoảng cách 2 tần số UHF, VHF
Phạm vi liên lạc của các thiết bị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần số, công suất, đặc điểm địa hình, vật cản xung quanh, độ cao nơi đặt anten, thời tiết, nguồn gây nhiễu sóng khác,...
- Khi đó, sóng VHF/ UHF có công suất phát 1W hoạt động trên mặt đất bằng phẳng sẽ cho phạm vi liên lạc khoảng 1.5km. Công thức tính sẽ là, nếu tăng đôi công suất thì phạm vi sẽ tăng thêm ⅓.
- Còn đối với sóng VHF/ UHF trang bị công suất phát cho thiết bị từ 1-5 W, sẽ cho phạm vi liên lạc với nhau từ 0.5 - 5km.
BỘ ĐÀM AN AN - Chuyên bán cung cấp Bộ đàm JBL | Bộ Đàm Liên Lạc | Bộ Đàm Cầm Tay | Máy Bộ Đàm | Phụ kiện bộ đàm - JBL, Motorola, Kenwood, Icom, ...
Chất lượng cao, nghe rõ, pin khủng, cự li liên lạc xa.
Địa chỉ: Ngách 7/18 Đặng Vũ Hỷ, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0382.062.326 - Website: www.bodamanan.com
Hotline: 038.206.2326