Bộ đàm cầm tay Giải pháp liên lạc cho các công trình xây dựng.

Bộ đàm cầm tay Giải pháp liên lạc không thể thay thế cho các công trình xây dựng.

Có thể dễ dàng thấy được, sử dụng bộ đàm đang là giải pháp liên lạc được ưa chuộng tại các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng loại bộ đàm nào cho hợp lý thì không phải ai cũng biết rõ. Thông qua bài viết này, Shop bộ đàm liên lạc - bộ đàm cầm tay sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp bộ đàm phù hợp với công trình mà bạn đang làm việc.

Bộ đàm cầm tay Giải pháp liên lạc không thể thay thế cho các công trình xây dựng.

I. Xác định rõ địa hình công trình xây dựng nơi sử dụng bộ đàm

Không giống một vài thiết bị liên lạc khác, bộ đàm cần được sử dụng ở địa hình phù hợp;thì mới phát huy hết công dụng của thiết bị này. Do đó, việc xác định rõ địa hình nơi sử dụng bộ đàm;là việc làm đầu tiên trước khi quyết định chọn mua bất kì thiết bị nào.

Các công trình xây dựng đa phần là các dự án xây dựng;nhà cao tầng, khách sạn, cầu đường, nhà máy,…;Đa phần các công trình xây dựng đều là nơi nhiều vật cản,;do đó nếu không sử dụng loại bộ đàm phù hợp;sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất tín hiệu, tín hiệu bị kém,… gây cản trở nhiều trong quá trình công tác và làm việc của người dùng.

II. Phân biệt các loại bộ đàm có thể sử dụng tại công trình xây dựng

1. Bộ đàm truyền thống (analog và digital)

A. Nguyên lý hoạt động

Bộ đàm truyền thống sử dụng sóng vô tuyến tần số UHF/VHF để truyền nhận tín hiệu. Bộ đàm sử dụng tần số UHF có đặc tính đâm xuyên qua các vật cản tốt,;rất phù hợp để dùng trong những môi trường có nhiều vật cản như ở các tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng…Bộ đàm với tần số VHF có đặc điểm là truyền nhận tín hiệu xa hơn,;nhưng khả năng xuyên vật cản không tốt bằng bộ đàm UHF. Do đó, nếu sử dụng ở công trường xây dựng, bộ đàm UHF sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.

a. Bộ đàm analog

Bộ đàm analog chỉ truyền nhận được sóng UHF hoặc VHF;nên nếu lựa chọn bộ đàm analog thì bạn nên xem xét kĩ dòng bộ đàm thích hợp. Ví dụ như bộ đàm Kenwood TK, cùng mẫu mã nhưng TK-2000;thì chỉ có thể truyền nhận sóng VHF, trong khi đó TK-3000 lại sử dụng sóng UHF. Bạn nên xem xét kĩ và nhờ tư vấn để có thể mua đúng loại bộ đàm phù hợp.

b. Bộ đàm digital

Bộ đàm digital có thể truyền nhận được cả 2 loại sóng UHF và VHF,;do vậy khả năng liên lạc của bộ đàm digital linh hoạt hơn so với bộ đàm analog. Trong trường hợp bạn thường xuyên thay đổi môi trường hoạt động bộ đàm,;việc sử dụng bộ đàm digital sẽ tốt hơn về mặt lâu dài, tránh phải đầu tư nhiều thiết bị. Tuy nhiên bộ đàm digital có giá đầu tư ban đầu đắt hơn so với bộ đàm analog,;tùy vào ngân sách của doanh nghiệp mà bạn nên cân nhắc loại bộ đàm nào hợp lý hơn.

bộ đàm kenwood

Bộ đàm Kenwood TK 2000 (VHF) và TK-3000 (UHF)

Bộ đàm kenwood 2

Bộ đàm Kenwood 1200A-M và 1300D-M3 (bộ đàm analog & digital)

B. Cự ly liên lạc

Với công suất phổ biến là 5W, bộ đàm sóng vô tuyến sẽ có phạm vi thu-phát tín hiệu rơi vào khoảng 1-3km, tùy theo địa hình có nhiều vật cản hay không.

Trong trường hợp nếu công trình có diện tích rộng, hoặc các công trình tòa nhà cao trên 30 tầng, lớn hơn phạm vi liên lạc của bộ đàm truyền thống, cần lắp thêm trạm chuyển tiếp tín hiệu và dựng cột anten để phạm vi thu-phát sóng được hỗ trợ tốt hơn. Còn đối với những công trình nhỏ hơn, những tòa nhà cao tầng dưới 30 tầng, có thể sử dụng bộ đàm truyền thống bình thường mà không cần lắp đặt thêm thiết bị nào khác.

C. Ưu điểm và nhược điểm của bộ đàm truyền thống

a. Ưu điểm
  • Bộ đàm truyền thống có giá thành khá rẻ, ra đời từ rất sớm nên mẫu mã đa dạng dễ lựa chọn.
  • Bộ đàm truyền thống dễ sử dụng và quản lý,;không cần người dùng am hiểu quá nhiều về công nghệ.
  • Bộ đàm truyền thống dùng tần số UHF/VHF,;độc lập với tần số sóng di động, không phụ thuộc nhiều vào các nhà mạng viễn thông.
b. Nhược điểm
  • Người dùng cần đăng ký tần số với cục tần số vô tuyến mới sử dụng được. Chi phí sử dụng tần số hàng năm khoảng 5- 10 triệu/tần số/năm; tùy thuộc vào số tần số và nơi sử dụng tần số.
  • Đối với một số loại địa hình nhất định, cần lắp đặt thêm trạm chuyển tiếp và dựng anten. Chi phí lắp đặt và xây dựng, cũng như bảo dưỡng và quản lý sẽ nhiều hơn theo thời gian.
  • Trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái, cần cẩn thận lựa chọn để tránh mua phải bộ đàm chất lượng kém.

2. Bộ đàm 4G

A. Nguyên lý hoạt động và cự ly liên lạc

Bộ đàm 4G sử dụng sóng di động (2G, 3G, 4G) hoặc sóng wifi để truyền nhận tín hiệu, khác với bộ đàm truyền thống sử dụng tần số UHF/VHF. Do vậy, việc liên lạc bằng bộ đàm 4G là không giới hạn khoảng cách. Bạn không cần lắp đặt thêm bất kì thiết bị hỗ trợ nào khác mà chỉ cần lắp sim hỗ trợ 3G/4G vào là có thể sử dụng bình thường.

B. Ưu điểm và nhược điểm của bộ đàm dùng sim 4G

a. Ưu điểm
  • Bộ đàm 4G sử dụng công nghệ mới nên được trang bị nhiều tính năng tiên tiến như định vị GPS,;chức năng ghi âm, quản lý các thiết bị thông qua giao diện Cloud,…;mà nhiều bộ đàm analog và digital không có.
  • Chi phí duy trì hàng năm thấp do không phải lắp đặt thêm trạm chuyển tiếp tín hiệu hay cột anten, không phải mất phí duy trì tần số hàng năm.
  • Không gặp tình trạng nhiễu xuyên kênh hay trùng tần số khi sử dụng bộ đàm 3G. Tín hiệu được truyền nhận cũng rất rõ ràng, đảm bảo chất lượng đàm thoại tốt.
b. Nhược điểm
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao do giá thành của bộ đàm 4G đắt hơn bộ đàm truyền thống.
  • Chưa đa dạng mẫu mã lựa chọn do mới được sản xuất trong thời gian gần đây.

BỘ ĐÀM AN AN - Chuyên bán cung cấp Bộ Đàm Liên Lạc | Bộ Đàm Cầm Tay | Máy Bộ Đàm | Phụ kiện bộ đàm  - JBL, Motorola, Kenwood, Icom, Baofeng

Chất lượng cao, nghe rõ, pin khủng, cự li liên lạc xa.

Địa chỉ:  Tòa C9 Ngõ 7/18 Đặng Vũ Hỷ, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 038.206.2326 - Website: www.bodamanan.com

Hotline: 0975.75.4770 (Mr Phúc) - 038.206.2326 (Mr. Nhất)

 Đăng ký tư vấn